Dứt ho nhờ thảo dược thiên nhiên Xem tất cả

Ngày đăng: 03-06-2019

Ho khiến bạn không thể tập trung vào công việc, khó ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém…Ho cũng là một trong những căn bệnh khó trị dứt và dễ tái phát khi thời tiết thay đổi nhất. Một số vị thảo dược sau sẽ giúp bạn chấm dứt những cơn ho khó chịu và phòng ngừa chúng quay trở lại.

Sau đây là các thảo dược thiên nhiên trị dứt ho:

Cam thảo:

Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng.

Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.

Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

Tía tô:

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu.

Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm.

Khi bị ho, bạn có thể lấy lá tía tô tươi, giã nhỏ, hòa với một tí nước ấm uống hoặc nhai sống lá tía tô đã rửa sạch.

Cát Cánh:

Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt.

Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.

Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Mỗi ngày có thể uống 10-20g dạng thuốc sắc.

Cây dâu:

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ.

Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.

Dứt ho nhờ gừng

Gừng:

Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho.

Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Công dụng điều trị ho của Gừng sẽ được tăng cường và hiệu quả hơn khi sử dụng phối hợp cùng một số loai thảo dược trị ho khác.

Cảm mạo, phong hàn cũng là những nguyên nhân gây ra ho, do dó việc sử dụng gừng trong điều trị ho giúp bạn điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng.

Tràm:

Dầu tràm là một loại dầu được chiết xuất từ tinh dầu cây tràm, trong thành phần có hoạt chất Eucalyptol và Terpineol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm. Dầu tràm cũng có tác dụng khử trùng và diệt nấm.

Với tác dụng đó lại có hương thơm dễ chịu nên dầu tràm được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới dạng bôi thoa hoặc hít.

Từ lâu, dầu tràm đã được sử dụng để phòng ngừa cảm mạo, gió cho người già, người bệnh, sản phụ và trẻ em.

Riêng với trẻ em, có thể dùng dầu tràm suốt mùa thu đông bằng cách nhỏ vài giọt vào nước tắm hoặc xoa 1 chút xíu vào lòng bàn chân và vùng ngực cho trẻ trước khi đi ngủ sẽ phòng cảm cúm, ho gió rất tốt.

Bạc hà:

Có tác dụng chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi và chữa nôn mửa không tiêu.

Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Người bị ho có thể giã nhuyễn để hít hoặc lấy nước để uống.

Với tinh dầu bạc hà não, chất Menthol trong lá bạc hà kết hợp với tinh dầu trong lá húng chanh và tinh dầu gừng sẽ là chất kháng sinh mạnh đối với các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Lá húng chanh (tần dày lá):

Húng chanh là cây thân thảo, sống lâu năm. Lá và ngọn ngoài việc dùng làm rau gia vị, còn được sử dụng như một vị thuốc giúp trị cảm cúm, sốt cao, chảy máu cam, viêm họng, khản tiếng... Húng chanh có một số tên gọi khác là rau thơm lông, rau tần lá dày, dương tử tô.

Về thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol.

Đặc biệt, trong lá có chất màu đỏ là colein có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, nói đến các loại thảo dược trị ho thì húng chanh luôn được người ta nhắc đến đầu tiên.

Khi dùng cho trẻ nhỏ, có thể xay nhuyễn hoặc để nguyên lá, thêm đường phèn và một ít nước lọc (nếu không xay lá) hấp cách thủy cho sôi.

Trẻ chưa bệnh có thể dùng ngày 1-2 thìa sáng và tối để phòng. Trẻ đang ho dùng 4-5 lần trong ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

Thảo dược vốn lành tính và an toàn khi sử dụng điều trị ho.

Tuy nhiên, việc nấu thảo dược, thu hoạch thảo dược cũng rất công phu, không phải ai cũng có thể  thu hoạch và nấu đủ hàm lượng để mang lại tác dụng chữa bệnh. Nhất là với người đi làm bận rộn.

Vì thế, đáp ứng nhu cầu sử dụng thảo dược để điều trị bệnh một cách lành tính của người tiêu dùng.

Quy trình bào chế hiện đại đã giúp trích đủ hàm lượng tinh dầu trong các loại thảo dược mang lại hiệu quả cao nhất khi trị ho là gừng, tràm, lá húng chanh (tần dày lá), bạc hà để bào chế thành thuốc ho, siro, kẹo Eugica.

Chính vì thành phần thiên nhiên nên hạn chế được các tác dụng phụ so với các thuốc công thức hóa học.

Do đó, khi bị ho, ngoài việc có thể dùng những vị thuốc trên dưới dạng tươi để trị bệnh, bạn cũng có thể dùng những thảo dược này được tinh chế dưới dạng viên nang hoặc sirô.

Đây là nhóm thảo dược có tác dụng thanh trùng, long đờm, thoái viêm và đặc biệt là chống co thắt phế quản.

Tìm hiểu thêm bệnh ho tại đây:
https://eugica.vn/suc-manh-tu-thao-duoc/bat-mi-ve-ho/


GỬI THƯ CHO CHÚNG TÔI

    Chúng tôi sử dụng cookie để làm cho trang web hoạt động nhanh hơn và thu thập số liệu thống kê về trang web.