Trị ho an toàn, hiệu quả với thường xuân Xem tất cả

Ngày đăng: 23-05-2019

Húng chanh thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.

Trị ho an toàn và hiệu quả với cây thường xuân một trong những thảo dược trị ho hiệu quả.

Cây thường xuân là cây dây leo xanh tốt quanh năm có tên khoa học là Hedera helix, thường mọc ở châu Âu, các khu vực thuộc miền Bắc và Trung Á.

Cây có thể mọc cao 20-30m tùy thuộc địa điểm bám phù hợp (cây cao, bức tường) hoặc có thể mọc tràn trên mặt đất.

Thường xuân được phát hiện như một loài có giá trị trong việc phòng bệnh hô hấp hiệu quả.

Chiết xuất từ lá thường xuân đã được sử dụng trong các công thức trị ho ở châu Âu.

Cơ quan German Commission E (chuyên hướng dẫn sử dụng thảo dược, thuốc dân gian của Đức) chứng nhận tác dụng của lá thường xuân trong việc giảm triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính. (1)

HMPC Châu Âu (Hội đồng Dược phẩm Thảo dược Châu Âu) xác nhận rằng chiết xuất lá thường xuân được sử dụng như thuốc long đàm. (2)

Các thành phần chính trong lá thường xuân đóng góp vào hiệu quả trị ho của lá thường xuân:
•    Saponin (4-5%) (3)
•    Hederasaponin C/hederacoside C (theo dược điển châu Âu phải có ít nhất 3.0%), hederasaponin B và hederasaponin D là 3 saponin chính; và một lượng nhỏ α-Hederin. α-Hederin đóng vai trò quan trọng trong tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản (làm giãn tế bào cơ của phế quản) của lá thường xuân.
•    Hederacoside C sẽ chuyển hóa thành α-Hederin khi vào cơ thể (4)
•    Thành phần khác: flavonoids, dẫn xuất của axit phenolic

Trị ho bằng cây thường xuân

Các dược tính khác của lá thường xuân: kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống oxi hóa... (5;6;7) 
An toàn và hiệu quả trị ho của chiết xuất lá thường xuân đã được kiểm chứng trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, là phù hợp cho trẻ nhỏ và người lớn sử dụng. (8)

Nguồn:
(1)    Published July 6, 1988. List of German Commission E Monographs (Phytotherapy)
(2) http://www.ema.europa.eu/ema/index.jsp?curl=pages/medicines/herbal/medicines/herbal_med_000115.jsp&mid=WC0b01ac058001fa1d
(3)    Hänsel R, Sticher O, Steinegger E. Pharmakognosie – Phytopharmazie. 6th ed. Springer. 1999
(4)    Hager’s Handbuch der Drogen und Arzneistoffe. Springer, Berlin Heidelberg, 2005
(5)    Hederae helicis folium: E/S/C/O/P Monographs: TheScientific Foundation for Herbal Medicinal Products, 2nd ed. Thieme Stuttgart, New York 2003, S. 241-247. 
(6)    Wichtl M (Ed.). Teedroge und Phytopharmaka. 4th ed.WVG, 2002 
(7)    Bruneton, J. 1995. Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants. Paris: LavoisierPublishing
(8)    Phytother Res. 2012 Dec;26(12):1942-7. doi: 10.1002/ptr.4671. Epub 2012 Apr 25. Suitability of ivy extract for the treatment of pediatric cough. Schmidt M1, Thomsen M, Schmidt U.


GỬI THƯ CHO CHÚNG TÔI

    Chúng tôi sử dụng cookie để làm cho trang web hoạt động nhanh hơn và thu thập số liệu thống kê về trang web.