Viêm họng và ho trong mùa nóng Xem tất cả

Ngày đăng: 31-05-2019

Cách đơn giản, dễ thực hiện nhất để phòng bệnh viêm họng mỗi ngày là pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm, dùng súc họng, rửa mũi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để cổ họng luôn sạch, không bị viêm nhiễm. Nước biển (nước muối nồng độ nhẹ chứa trong chai có áp suất bán ở các hiệu thuốc) xịt vào cổ họng cũng làm dịu cơn đau họng. Hoặc có thể dùng các dung dịch kiềm nhẹ nước muối sinh lý 0,9% súc họng hàng ngày.

Mùa hè không khí nóng dần lên khiến các loại vi khuẩn, vi-rút có hại cho hệ hô hấp được dịp sinh sôi cũng làm nhiều người khổ sở với các cơn ho liên tục và viêm họng kéo dài.

Cần chú ý điều trị các cơn ho, đau họng dù nhẹ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

Vì nếu bạn phớt lờ sẽ khiến cổ họng sưng viêm, gây ho nhiều hơn và trở thành nguyên nhân của nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác

Không chỉ trong mùa lạnh bạn mới dễ bị ho mà ngay cả khi mùa hè đến gần.

Không phải mùa lạnh mà vẫn bị viêm họng:

Ho do thời tiết nóng

Thời tiết nóng làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amidan mủ.

Nguy cơ càng cao khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như: uống nước quá lạnh khi đang nóng hay khi đang toát mồ hôi, vừa ở ngoài trời nóng về đã tắm nước lạnh, từ bên ngoài bước ngay vào phòng lạnh hoặc ngược lại.

Đặc biệt, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột.

Tuy nhiên, đây lại là sở thích và thói quen của nhiều người trong mùa hè.

Tốt nhất chỉ nên uống nước mát vừa, nếu thích nước lạnh thì chỉ nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Nếu không quan tâm trị viêm họng ngay từ lúc mới khởi phát, ho nhiều sẽ làm cổ họng thêm viêm tấy, phù nề nặng.

Viêm mũi họng cấp hay gây sốt, rất dễ nhầm với cảm cúm và lây lan thành dịch.

Tốt nhất là đừng để bị cảm lạnh vì cảm lạnh sẽ khiến viêm họng tái phát, dai dẳng hơn.

Chữa viêm họng và ho ngay từ đầu:

Chua viêm họng và ho bằng  thảo dược

Khi bị viêm họng dẫn đến ho, đau rát cổ họng khiến việc ăn uống khó khăn, gây cản trở sinh hoạt khiến nhiều người rất khó chịu.

Thế nhưng nhiều người thường chỉ quan tâm trị viêm họng và ho khi bệnh.

Trong giai đoạn này, vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu trong cơ thể nên để việc điều trị ho hiệu quả và an toàn hơn. Người bệnh cần điều trị ngay khi vừa mới chớm ho (chỉ khoản từ 1 – 2 ngày).

Bởi thế, ngay từ khi chớm có dấu hiệu viêm họng, ho húng hắng hãy chú ý tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn và bổ sung sinh tố, dùng thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt nếu sốt cao, sirô ho hoặc các loại thuốc nam chữa ho nếu ho nhiều.

Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc trị ho và viêm họng khá hiệu quả với các loại thảo dược lại vừa lành tính và an toàn.

Tuy nhiên, việc nấu thảo dược khá công phu, không phải ai cũng có thời gian, nhất là với giới công nhân viên.

Do đó, Mega We Care đã trích đủ hàm lượng tinh dầu trong các loại thảo dược mang lại hiệu quả cao nhất khi trị ho là gừng, tràm, lá húng chanh (tần dày lá), bạc hà để bào chế thành thuốc ho, sirô, kẹo Eugica.

Dạng kẹo ngậm giúp bổ phế, thông cổ, mát họng, dịu ho, có thể dùng để ngăn ngừa khi thời tiết giao mùa hoặc hỗ trợ trong quá trình điều trị ho.

Chính vì thành phần thiên nhiên nên hạn chế được các tác dụng phụ so với các thuốc công thức hóa học.

Vì vậy khi bị ho, ngoài việc có thể dùng những vị thuốc trên dưới dạng tươi để trị bệnh, bạn cũng có thể dùng những thảo dược này được tinh chế dưới dạng viên nang hoặc sirô.

Đây là nhóm thảo dược có tác dụng thanh trùng, long đờm, thoái viêm và đặc biệt là chống co thắt phế quản...

Phòng bệnh viêm họng trong mùa nóng:

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn hoặc uống nước ngọt, súc họng trước khi đi ngủ bằng nước muối đẳng trương (Nacl 0,9%).

- Hàng ngày cần tập luyện vận động cơ thể trong đó chủ yếu có phần tập thở 4 thì (luyện thở ít nhất là 10 phút/ngày).

Cần hướng dẫn tập thở cho trẻ ngay từ 7 tuổi để các cháu luyện tập thành thói quen, và mọi người kể cả người bệnh để tăng khả năng miễn dịch ở phổi và hỗ trợ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.

-Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột từ chỗ nắng nóng vào môi trường lạnh quá nhanh, nên bước vào một “vùng đệm” có nhiệt độ vừa phải trước khi bước vào vùng có nhiệt độ chênh lệch quá cao.

-         Tránh xa nicotin (thuốc lá, thuốc lào) và ethanol (bia, rượu các loại).

-         Nâng cao sức đề kháng của cơ thể và đặc biệt ở màng phổi bằng cách bổ sung vitamin A (hoặc beta-caroten) vitamin D3, vitamin C, vitamin B2, đặc biệt là người đang điều trị ho do vi khuẩn, vi-rut.

-         Sau khi tắt máy lạnh nên mở cửa phòng cho không khí thông thoáng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

-         Uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng.


GỬI THƯ CHO CHÚNG TÔI

    Chúng tôi sử dụng cookie để làm cho trang web hoạt động nhanh hơn và thu thập số liệu thống kê về trang web.